40 điều nên torng nhà bếp
- Tác dụng của nến trong phong thủy nhà ở (31-07-18)
- 23 điều kiêng kỵ cho nhà bếp (21-07-17)
- Bếp và cổng theo phong thủy nhà ở (12-11-16)
- Bồn rửa cạnh bếp và cách hóa giải sự xung khắc giữa lửa và nước (28-10-16)
Là nơi nấu nướng, nhà bếp vừa có “Hỏa” lại vừa có “Thủy”, vì vậy muốn có phong thủy tốt phải xử lý tốt quan hệ Thủy Hỏa của nó. Thiết lập và bài trí đồ dùng nhà bếp, bố trí đồ trang trí, chiếu sáng và màu sắc chọn dùng đều cần phù hợp với đạo phong thủy. Theo chuyên gia phong thủy Thiệu Vĩ Hoa (viết trong sách Những điều cấm kỵ khi sử dụng linh vật phong thủy), dưới đây là 40 lưu ý cho phong thủy nhà bếp đại cát:
40 lưu ý cho phong thủy nhà bếp đại cát
1. Nhà bếp nên đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam
Nhà bếp đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam là đại cát. Bởi vì phía Đông là hướng mặt trời mọc, tạo ra cảm gicas ấm áp cho căn bếp. Nhà bếp vốn là nơi khói lửa, thuộc Hỏa; Đông là quẻ Chấn trong Bát Quái, Chấn thuộc Mộc; Đông Nam là quẻ Tốn trong Bát Quái, Tốn cũng thuộc Mộc, Mộc Hỏa tương sinh, có lợi cho sức khỏe và tài vận của người nhà.
2. Nhà bếp nên đặt ở bốn hung phương của quẻ bản mệnh
Nhà bếp nên đặt ở bốn hung phương của quẻ bản mệnh chủ nhân, như vậy mới có lợi cho việc áp chế dòng khí không tốt cho gia trạch, bởi vì dương khí do lửa lò sinh ra có thể điều hòa uế khí không tốt ở hung phương, cải thiện hiệu quả phong thủy của nó.
3. Mệnh phong thủy của ngôi nhà nên tương sinh với vị trí nhà bếp
Mệnh phong thủy của ngôi nhà nên tương sinh với vị trí nhà bếp. Ví dụ: nhà bếp hoặc vị trí bếp nấu của chủ nhà Nhất bạch mệnh nên ở phương vị Càn, Đoài, Chấn, Tốn, bởi vì Nhất bạch thuộc quẻ Khảm, là Thủy, Càn và Đoài thuộc Kim, là Kim sinh Thủy; Chấn và Tốn thuộc Mộc, là Thủy sinh Mộc.
4. Nhà bếp nên đặt ở phía sau ngôi nhà
Nhà bếp nên đặt ở phần nửa sau của ngôi nhà, không đặt ở phía trước. Bởi vì bếp là nơi nấu nướng thức ăn, sẽ sinh ra dầu khói và nhiệt khí nhất định, nếu vừa vào cửa đã thấy bếp, không những không tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn không hợp vệ sinh.
5. Nhà bếp nên vuông vắn bốn phía
Căn phòng không theo quy tắc không chỉ không được dùng làm phòng khách, phòng ngủ, mà còn không được dùng làm nhà bếp. Khu vực này là nơi cả gia đình chế biến món ăn, vị trí quan trọng để người nhà bổ sung dinh dưỡng và tinh khí, vì thế nhà bếp đặc biệt phải chú ý tụ gió tích khí, cần bốn phía vuông vắn. Căn phòng không theo quy tắc nếu dùng làm bếp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người nhà.
6. Nhà bếp nên gần sát phòng ăn
Vị trí của nhà bếp gần sát với phòng ăn là lựa chọn lý tưởng nhất, như vậy với tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người nhà. Vị trí của phòng ăn và nhà bếp nếu cách quá xa, trước tiên không tiện cho sinh hoạt, món ăn sẽ vì khoảng cách xa mà nguội. Tiếp đến, vì nhà bếp và phòng ăn vốn cùng gốc rễ, nếu cách nhau quá xa, “khí” liên kết không thông, chứng tỏ vận khí trong nhà lúc tốt lúc xấu.
7. Độ mở của cửa nhà bếp nên vừa phải
Độ mở của cửa phòng bếp là một khâu quan trọng trong trang trí ngôi nhà. Độ mở của cửa nhà bếp là chỉ khoảng cách hẹp nhất sau khi khung cửa chính hoàn thành. Chiều rộng thông thường của nhiều cửa là 0,7-0,8m, tuy nhiên kích thước này không nên dùng cho cửa nhà bếp, phải nghĩ cách điều chỉnh. Nếu có điều kiện, có thể tăng chiều rộng cửa bếp lên 0,8-0,9m, độ cao tốt nhất của cửa nhà bếp là 1,98m.
8. Cửa nhà bếp nên cách xa cửa phòng ngủ
Khi thiết kế cửa nhà bếp và phòng ngủ, phải cố gắng để khoảng cách giữa hai nơi xa nhau một chút, đặc biệt là không nên đối diện nhau. Nếu giữa nhà bếp và phòng ngủ chỉ cách nhau bởi một hành lang, hơn nữa cửa nhà bếp lại đối diện với cửa phòng ngủ, khí uế bẩn trong nhà bếp và nhiệt lượng cao sinh ra từ nhà bếp sẽ liên tục xộc vào phòng ngủ, gây tổn hại cho cơ thể.
9. Trần nhà của nhà bếp nên chọn loại bằng phẳng
Trang trí trần nhà của nhà bếp nên chọn loại bằng phẳng, trong đó có hai lý do. Một là, trần nhà bằng phẳng về màu sắc có cái để lựa chọn, người ở có thể dùng màu đặc biệt để trang trí cho nhà bếp của mình, đem đến tâm trạng tốt cho bản thân; điều thứ hai quan trọng nhất là trần nhà như thế sẽ rất sạch sẽ. Nhà bếp luôn khó việc sinh ra rất nhiều khói dầu, kể cả số lần bạn nấu cơm có ít đi nữa, sau 1-2 năm sẽ nhận thấy màu sắc của trần nhà bếp phai nhạt đi nhiều. Khi lau chùi, trần nhà là một công trình rất quan trọng, bởi vì gần như có 70-80% lượng dầu khói sẽ ở trên đó.
10. Trong nhà bếp nên có ánh sáng đầy đủ
Ánh sáng đầy đủ trong nhà bếp đại diện cho tài khí trong nhà dồi dào, ánh sáng không đủ sẽ bất lợi cho vận khí người nhà. Trong nhà bếp nên mở cửa sổ để mặt trời chiếu vào, nhìn từ góc độ phong thủy, ánh mặt trời chính là hy vọng. Khi mở cửa sổ vừa bảo đảm đón ánh sáng của nhà bếp, lại có lợi cho tập trung tài khí của gia đình, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.
11. Cửa thoát gió của nhà bếp nên đặt ở vị trí cao
Cửa thoát gió của nhà bếp nên đặt ở vị trí cao, để không khí từ dưới thấp đi lên cửa gió, lại từ cửa thoát gió trên cao thoát ra ngoài, làm cho không khí được thay thế đầy đủ, phù hợp với quy luật lưu thông khí áp, đảm bảo tính khoa học, hợp lý.
12. Chất liệu trang trí nhà bếp nên dễ lau chùi
Nhà bếp nên dùng các chất liệu như gạch sứ, tấm nhựa nhôm, tấm inox để trang trí. Bởi vì nhà bếp có rất nhiều dầu khói, đặc biệt là một số nơi thích phương thức nấu nướng là rán, xào, dầu khói vết bẩn trong nhà bếp nhiều vô cùng. Vì thế, tường bốn phía nên lát gạch sứ, tấm nhựa nhôm, tấm inox trơn bóng, chủ yếu là vì dễ lau chùi dầu khói cáu bẩn, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
Hiện nay, trên thị trường có đủ loại gạch sứ, phải chọn loại dễ làm sạch, bảo dưỡng tốt làm chất liệu thường xuyên sử dụng cho tường nhà bếp. Chất liệu này không sợ ăn mòn PH, bình thường chỉ cần xối nước rửa lau khô là được, duy có gạch sứ phải chú ý trong khe rãnh của nó dễ để lại vết bẩn.
13. Thiết kế kết cấu nhà bếp nên thuận tiện cho việc sử dụng
Không gian của nhà bếp có hạn, vị trí của bếp nấu, cách bài trí chậu nước và kệ tủ, bếp gas đều phải sắp xếp thống nhất. Thiết kế kết cấu bên trong nhà bếp xếp theo trình tự quy trình, suy xét đầy đủ các chức năng cơ bản của nhà bếp là rửa, nấu ăn, chế biến, cất đồ. Chú ý các nhân tố như chiều rộng, độ cao của bàn thao tác và chiều sâu, độ cao của tủ treo, để bảo đảm người nhà làm đồ ăn trong bếp và tính thuận tiện của hoạt động.
14. Nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn
Mặt sàn của nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn hoặc đá có tính chống thấm tốt, những viên đá này an toàn lại bền, còn dễ tẩy rửa, đồng thời cũng ngầm thể hiện gia vận tốt. Nhà bếp nhiều nước, còn có dầu mỡ, nếu không dùng gạch sàn chống trơn, có tính chống thấm tốt rất dễ làm người khác bị trượt ngã, tồn tại ẩn họa không an toàn.
15. Nhà bếp nên bài trí theo “ba góc hoàng kim”
Trong nhà bếp có một quan điểm “ba góc hoàng kim”, góc đầu tiên là bếp nấu. Bếp là nơi nấu nướng thức ăn, cũng chính là nguồn nuôi sống con người, bài trí của nó đương nhiên là quan trọng nhất.
Tiếp đến là chậu nước. Không có nước không thể nấu ăn, không thể rửa nồi bát, vì thế chậu nước là vật quan trọng thứ hai.
Thứ ba là tủ lạnh, tủ lạnh là nơi cất trữ đồ ăn, cũng chính là nhà kho.
“Ba góc hoàng kim” này nên đặt theo ba góc tốt nhất; tủ lạnh nằm ở góc đỉnh của tam giác, trái là bếp nấu, phải là chậu nước.
Với cách sắp xếp này, tủ lạnh sẽ phân tách bếp nấu và chậu nước, để Thủy Hỏa không quấy nhiễu nhau, mỗi cái có vị trí riêng, tận dụng hết chức năng chính là kết cấu tốt.
16. Xây bếp nấu nên chọn ngày tốt, tránh ngày xấu
Để xây bếp nấu cho một ngôi nhà, nên chọn các ngày tốt như thiên đức, nguyệt đức, ngọc đường, sinh bình, bình, định, thành; tránh một số ngày xấu, như chu tước, hắc đạo, thiên ôn, địa ôn. Hơn nữa, bếp nấu Ngũ hành thuộc Hỏa, Bính, Đinh, Ngọc cũng thuộc Hỏa, phong thủy cho rằng, Hỏa vượng không làm, do đó, ngày Bính, ngày Đinh, ngày Ngọ đều không phù hợp để xây bếp. Một khi phạm kỵ gia nghiệp sẽ suy bại.
Cụ thể, những ngày xấu nên tránh xây bếp nấu có thể quy nạp là:
Kỵ ngày Đinh Mão: tháng giêng, tháng năm, tháng chín.
Kỵ ngày Giáp Tý: Tháng hai, tháng sáu, tháng mười.
Kỵ ngày Quý Dậu: Tháng ba, tháng bảy, tháng mười một.
Kỵ ngày Canh Ngọ: tháng tư, tháng tám, tháng mười hai.
Ngoài ra, người sinh vào hai can Bính, Đinh còn phải kỵ sát mệnh, tức là không được làm bếp vào ngày Bính, ngày Đinh. Người sinh vào hai can Mậu, Kỷ phải kỵ sát thổ hoàng, tức là không được xây bếp vào ngày Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất.
17. Cửa bếp nên quay về hướng sinh khí của chủ nhân
Cửa bếp vốn là chỉ lối đưa củi vào bếp lò, với bếp gas hiện đại là cửa vào của khí gas, nằm ở phía sau công tắc đánh lửa. Cửa bếp nên cố gắng quay về hướng sinh khí của nam hoặc nữ chủ nhân. Nếu vì hạn chế trong thiết kế nhà bếp, không thể quay cửa bếp về bất kỳ một cát phương nào trong nhà, tốt nhất nên nghĩ cách quay cửa bếp về phương Diên niên của mẹ, như thế sẽ có tác dụng thúc đẩy hài hòa trong quan hệ gia đình.
18. Bếp nấu nên có chỗ dựa
Bếp nấu cũng cần dựa núi, chính là tường. Tường có thể chặn gió thổi từ bốn phía thổi lại, đồng thời cũng tránh được dầu mỡ bắn ra khi nấu nướng ảnh hưởng tới vệ sinh ngôi nhà. Ngoài ra, nếu phía sau có tường dựa, tương đương với núi dựa trong phong thủy, người nhà sẽ có quý nhân phù trợ. Trái lại, nếu đặt bếp nấu ở chính giữa, bốn mặt không có chỗ dựa thì không nên.
19. Bếp nấu nên đặt ở chỗ ẩn gió tụ khí
Bếp nấu nên đặt ở chỗ ẩn gió tụ khí, ngôi nhà như thế có thể hưng vượng lâu dài, tiền tài càng tích càng nhiều. Hơn nữa, chỗ ẩn gió tụ khí có thể tránh được gió thổi từ bốn phía lại ảnh hưởng tới lửa cháy, có lợi cho việc nâng cao chất lượng nấu nướng và gia vận.
20. Đồ nhà bếp nên đặt ở phương vị cát
Liên quan đến bài trí đồ nhà bếp, người bình thường chỉ suy xét đến việc chế biến món ăn ngon có thuận tiện hay không, đa số cho rằng vấn đề chi tiết sẽ không ảnh hưởng tới phong thủy may mắn của ngôi nhà. Thực ra, bài trí đồ nhà bếp cũng sẽ kéo theo vận khí của người nhà, vì thế đồ vật nên đặt ở vị trí phù hợp. Nếu có lò vi sóng hoặc nồi điện nên đặt nó ở một trong phương vị may mắn của nhà bếp. Tương tự, ổ cắm của lò vi sóng hoặc nồi điện, lò nướng bánh mỳ và nồi hầm cũng nên đặt ở phương vị may mắn.
21. Bếp nấu nên tọa hung hướng cát
Bếp nấu tọa hung hướng cát nghĩa là bếp nên đặt ở hung phương, nhưng cửa bếp nên hướng về cát phương, bởi vì trong Kim quang đấu lâm kinh đã viết: “Cửa lửa, đáy nồi nạp cửa cháy lửa này, phải hướng cát phương, phát phúc cực nhanh”. Điều cần chú ý là, bếp “tọa cát hướng hung” không bằng “tọa hung hướng cát”.
22. Nên thận trọng khi lựa chọn dụng cụ nhà bếp
Dụng cụ nhà bếp không chỉ cần tính bền, hơn nữa lựa chọn về tạo hình, màu sắc cũng phải thận trọng xem xét. Chất liệu mặt ngoài của nó nên có khả năng chống dầu mỡ, khói dầu tốt và đặc tính dễ vệ sinh. Đồng thời luôn giữ cho bề mặt của đồ dùng nhà bếp sạch sẽ, khiến con người khi sử dụng cảm thấy thoải mái.
23. Nhà bếp hiện đại nên lắp kệ tủ kiểu châu Âu
Để giữ sự gọn gàng và sạch sẽ của nhà bếp, tốt nhất nên sử dụng kệ tủ kiểu châu Âu, bởi vì chúng có thể phân loại các đồ linh tinh của nhà bếp. Để bảo đảm tâm trạng vui vẻ, nhẹ nhõm khi nấu nướng, màu sắc của kệ tủ nên sử dụng màu nhạt hoặc màu lạnh.
24. Kích thước của bệ bếp nấu nên vừa phải
Bệ bếp nấu hiện đại bao gồm ba bộ phận là bếp nấu, chậu nước và bàn thao tác, cơ bản đều ở cùng một độ cao. Độ cao và chiều rộng của bệ bếp nên căn cứ theo nguyên lý Công trình học, quá cao hoặc quá thấp đều không được. Độ cao của bệ bếp nên trong khoảng 86-100cm, còn chiều rộng nên ở khoảng 47-62cm. Độ cao và chiều rộng nói tới ở đây đều là mặt hoàn thành của bệ bếp, nghĩa là các tiêu chí sau khi đã xây xong.
Độ cao của bệ bếp phải tính từ độ cao 0 sau khi dán xong gạch mặt sàn lên đến mặt ngang của bệ bếp. Chiều rộng của nó cũng là khoảng cách rộng nhất đường kính của mặt bệ. Nếu viền ngoài của mặt bệ là hình vòng cung, đường kính rộng nhất của nó không quá 62cm, sau đó quá độ cong tự nhiên đến khoảng cách hẹp nhất, đường kính khoảng cách hẹp nhất của nó không nên thấp hơn 47cm.
25. Thiết kế nhà bếp nên xem xét tới sự an toàn của trẻ nhỏ
Trẻ con là trọng tâm của rất nhiều gia đình, khi bố trí nhà bếp phải xem xét tới việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong bếp có rất nhiều nơi phải xem xét tới việc ngăn cho trẻ gặp phải nguy hiểm, như lập hàng rào cần thiết trên bệ bếp, ngăn nồi bát trượt xuống; các chế phẩm rửa nên đặt trong tủ riêng ở dưới tủ thấp (chậu rửa); đồ dùng như dao nhọn nên đặt trong ngăn kéo có công tắc mở an toàn.
26. Đồ dùng nhà bếp nên sạch sẽ, gọn gàng
Đồ dùng nhà bếp nên lau chùi sạch sẽ, sắp xếp có trật tự. Sau khi nấu và ăn xong phải rửa sạch các đồ dùng, sau đó đặt vào trong tủ kệ, đặt phân loại riêng. Bởi vì nhà bếp sạch sẽ, đồ dùng nhà bếp và đồ bát đĩa dọn xong và cất gọn gàng sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho con người. Người nhà khi nấu cơm sẽ có tâm trạng vui vẻ, tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng món ăn, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
27. Táo quân của nhà bếp nên đặt ở cát vị
Rất nhiều người cho rằng, nhà bếp phải thờ cúng Táo quân. Thực ra, nhà bếp chưa chắc phải thờ ông Táo, một số người không có tín ngưỡng tôn giáo không nhất thiết phải làm vì sẽ dẫn tới diệt họa. Nếu thờ cúng Táo quân nên đặt ở cát vị. Bởi vì thờ Táo quân sẽ phải dâng hương, mà hương khi thắp lên sẽ sinh ra dòng khí và nhiệt năng, những động lực này làm ảnh hưởng tới phong thủy, vì thế Táo quân phải đặt ở cát vị, như tụ khí vị. Tụ khí vị chính là đường góc đối diện cửa chính. Nếu đặt Táo quân ở cát vị, sức khỏe của người nhà sẽ được bảo vệ.
28. Nhà bếp nên lắp máy hút mùi
Nhà bếp là nơi nấu nướng các món ăn ngon, trong khi các phương thức nấu nướng thường sinh ra rất nhiều dầu khói làm hun đen tường và trần nhà, ảnh hưởng tới môi trường sống, đồng thời còn xâm phạm vào các đồ điện khí trong nhà. Quan trọng hơn là không khí bị ô nhiễm dầu khói sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Do đó, nhà bếp phải lắp máy hút mùi để thải dầu khói sinh ra khi nấu nướng ra ngoài phòng.
29. Nên xử dụng chính xác máy hút mùi
Cách sử dụng chính xác máy hút mùi đó là chỉ cần bắt đầu nấu nướng sẽ bật lên, cho dù rán, xào hay nấu, hấp, hầm. Khi nấu nướng xong cũng không lập tức tắt máy hút mùi, nên để nó hoạt động thêm 5-6 phút đến khi hoàn toàn thải hết khí còn sót lại trong nhà bếp ra bên ngoài phòng.
30. Nên thường xuyên cọ rửa máy hút mùi
Máy hút mùi phải chú ý thường xuyên cọ rửa, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hút mùi và thải khí. Bình thường ở trong nhà có thể dùng một số cách đơn giản để vệ sinh nó, khoảng nửa năm nên mời thợ kỹ thuật tới dỡ ra cọ rửa.
31. Nhà bếp nên chú trọng vệ sinh
Nhà bếp là nơi nấu nướng thức ăn, liên quan đến sức khỏe của từng thành viên trong gia đình, nhất định phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. Thiết bị nhà bếp nên gọn gàng, sạch sẽ, dễ cọ rửa và có khả năng chống ô nhiễm, như vậy mới có thể ngăn thức ăn và nguyên liệu bị nhiễm bẩn.
32. Nhà bếp nên sử dụng đèn nhật quang chiếu sáng
Để nâng cao độ chiếu sáng của nhà bếp, có thể căn cứ vào cách dùng khác nhau để lắp đặt nhiều loại đèn. Tuy nhiên về tổng thể, nhà bếp tốt nhất nên sử dụng đèn nhật quang chiếu sáng, đặc biệt là đèn treo và bên trên mặt bàn thao tác. Đèn nhật quang vừa sáng sủa, lại giúp tiết kiệm điện, là lựa chọn hàng đầu cho chiếu sáng nhà bếp.
33. Nên đặt đồng tiền ở trong tủ lạnh
Trong tủ lạnh thường đặt rất nhiều đồ ăn, nếu đặt 5 đồng tiền đồng hoặc 5 đồng tiền xu hoặc tiền giấy mang theo con số 5 ở trong đó, có thể gọi vận may tới. Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tượng trưng cho cự toàn, phú quý song toàn.
34. Nhà bếp nên bày biện đồ trang trí như gốm sứ
Bày biện một số đồ trang trí đẹp ở nhà bếp như gốm sứ, đồ dùng bằng kính, bồn cây, đĩa, có thể mang đến vận may cho người nhà.
35. Nhà bếp nên lập cửa chắn
Vào mùa hè, nhà bếp nên lập cửa chắn để tránh ruồi bay vào. Tủ kệ đựng thức ăn cũng phải thêm lưới chắn.
36. Thùng rác nên thuận tiện, kín đáo
Lượng rác trong nhà bếp tương đối lớn, mùi cũng khó chịu, thùng rác nên để ở nơi thuận tiện để đổ và kín đáo, ví dụ lập một cái thùng rác hoặc ngăn kéo rác dạng đẩy kéo ở trên tủ thấp bên dưới bồn rửa mặt. Nếu ban công sau hoặc bên ngoài nhà có không gian, có thể di chuyển thùng rác ra ngoài nhà; nếu không có, nhớ đậy nắp thùng rác. Thùng rác có tạo hình trang nhã là lựa chọn hàng đầu.
37. Nhà bếp nên đặt cây trồng có màu sắc phong phú
Một số thành viên gia đình hàng ngày phải dành rất nhiều thời gian ở bếp, vì vậy bếp là nơi phù hợp để đặt một số loại cây phong thủy để tăng thêm sinh khí. Thông thường, nhà bếp sử dụng màu trắng hoặc màu nhạt trang trí, còn cây trồng phong thủy màu sắc phong phú không chỉ có thể mang đến sự thay đổi màu sắc, đồng thời còn làm mềm các đường nét thô cứng, đưa đến một luồng sinh khí cho nhà bếp.
38. Nên căn cứ vào không gian để bố trí màu sắc của nhà bếp
Màu sắc của nhà bếp nên bố trí theo diện tích không gian. Thông thường, phòng bếp có không gian lớn không nên chọn màu sáng sủa, độ thuần thấp, cách dùng màu này làm cho nhà bếp càng thêm trống trải. Nhà bếp có không gian tương đối nhỏ không nên chọn màu sắc tươi sáng, bởi vì điều này sẽ làm cho nhà bếp vốn đã nhỏ hẹp càng trở nên bức bối hơn, từ đó mang đến cảm giác ức chế, nghẹt thở.
39. Đèn nhà bếp nên cách xe bếp nấu
Đèn nhà bếp nên đặt xa bếp nấu, không để cho khí gas, hơi nước nhiễm bẩn trực tiếp. Một mặt là do nhiệt lượng cao sinh ra từ bếp nấu dễ tổn hại tới bóng đèn; mặt khác, khí than, hơi nước nhiễm bẩn trực tiếp bóng đèn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chiếu sáng.
40. Nhà bếp nên dùng màu trắng và màu xanh lá
Màu trắng và màu xanh lá cây là màu sắc đại diện cho sự sạch sẽ và hy vọng, dùng cho nhà bếp có thể tăng thêm rất nhiều sinh khí cho môi trường âm khí ẩm ướt, làm cho người nấu nướng có tâm trạng thư thái, vui vẻ khi nấu. Cách tốt nhất là kết hợp sử dụng hai màu này, màu trắng là chủ, màu xanh lá cây là phụ, đây là sự phối hợp lý tưởng nhất.
Trên đây là 40 điều nên trong phong thủy nhà bếp, nếu bạn áp dụng những điều này vào việc thực hành bài trí, sắp xếp phong thủy cho khu vực bếp của gia đình, may mắn nhất định sẽ chào đón bạn.
Theo DaquyVietnam
- Mẹo phong thủy cho không gian trung tâm của ngôi nhà (03-04-22)
- Mẹo sử dụng phong thủy để chọn màu sơn cho ngôi nhà (01-03-22)
- Hướng dẫn bạn đọc xem phong thủy cơ bản cho nhà biệt thự liền kề (15-02-22)
- Mẹo sử dụng thảm trong nhà theo phong thủy để đem lại may mắn (03-01-22)
- 14 Thuật Phong Thuỷ Trong Cửa Ra Vào Và Cửa Sổ (04-08-21)
- Lấy tuổi vợ làm nhà có được không? Lưu ý khi mượn tuổi làm nhà (21-06-21)
- Tọa hung hướng cát là gì? Nguyên tắc chọn tọa hung hướng cát cho bếp (21-05-21)
- Hướng dẫn cách chuyển bát hương sang bàn thờ mới (13-05-21)
- Cách xem phong thủy nhà ở đem tới tài lộc và may mắn cho gia chủ (12-05-21)
- Tính khoa học trong phong thủy kiến trúc hiện đại (01-03-19)
- 5 lỗi bài trí chặn phong thủy cần tránh để nhà bạn may mắn (30-08-18)
- Bản chất khoa học của ngành Địa lý phong thủy học Đông phương (30-06-18)
- Chọn đất làm nhà theo phong thủy học giúp mang lại điều may (29-06-18)
- Những việc quan trọng nhất định phải làm trước khi dọn về nhà mới (22-06-18)
- Hóa Giải Một Số Bất Lợi Về Phong Thủy Trong Căn Hộ Chung Cư (17-05-18)
- Cách hóa giải hạn Tam Tai năm Ất Tỵ (02-02-25)
- Tuổi Tam Tai năm Ất Tỵ (2025) (28-01-25)
- Tam hợp trong năm Ất Tỵ (2025) (24-01-25)
- Dự đoán phong thủy năm Ất Tỵ (2025): Những điều cần biết để đón một năm may mắn (05-01-25)
- Người tuỗi Tỵ nên kiên gì trong năm ất tỵ 2025 (01-01-25)
- Cúng sao giải hạn là gì? (03-12-24)
- Khi tâm tin, vận may đến (30-11-24)
- Phong tục độc đáo trong ngày đầu năm mới của người Việt (28-11-24)
- Vì sao người ta lại mua cá lóc nướng vào ngày cúng ông Táo? (25-01-24)
- 6 loài hoa cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp (21-01-24)
- Giáp Thìn 2024 thuộc mệnh Hỏa, hãy thường xuyên dùng 4 màu này để mang tới năng lượng tích cực, phát tài cả năm (13-01-24)
- Cửu cung phi tinh 2022 Nhâm Dần (31-01-22)
- Thắp hương bàn thờ thần tài theo đúng giờ này khi thờ cúng thần tài ông địa để tài lộc vào đầy nhà tiền chật két (31-12-21)
- Ý nghĩa của cá koi trong phong thủy (01-12-21)
- Cách tìm và sử dụng góc tiền phong thủy của bạn (16-11-21)