Đá Dzi Tây Tạng
Hôm nay chúng ta sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm về các chủng Dzi nguyên thuỷ & Dzi loại 2 loại 3, và các loại nhân tạo có sự can thiệp từ bàn tay con người, qua bài phân tích mang tính tham khảo của 1 chuyên gia sưu tập đá quý cổ đại KEVIN BALL.
DZI có nguồn gốc từ vùng Trung Á và thường được tìm thấy tại lãnh thổ các nước Afghanistan, Iran, Tibet, India, Pakistan, Nepal, Burma và Thailand. Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ dòng carnelian nhỏ cho đến hạt có nhiều mắt và hoa văn.
Khi sưu tập đá DZI, bạn chỉ có thể hoặc tìm được những hạt nguyên bản, chính gốc, có tuổi thọ hàng ngàn năm, hoặc lượm lặt những mẫu sao chép giả mạo, thậm chí chúng còn không phải là mã não mà thường là xương hoặc thủy tinh. Những loại này trông cũng có vẻ xưa cũ nhưng không thể nhẫm lẫn giữa hàng thật và hàng nhái được. Ngày nay, trên thị trường tràn ngập những viên đá DZI tuổi thọ 100, 200 hay 500 năm hay người bán gọi là “thời đại chuyển tiếp” mà họ tuyên bố là hàng thật. Điều này không đơn giản như thế. Tôi xin phép khẳng định theo những ghi chép liên quan đến đá DZI là “Không có thời đại chuyển tiếp nào hết!” Nếu có thì những hạt này phải xuất hiện khoảng năm 70 và 80.
Kỳ thật, chúng chỉ mới bắt đầu xuất hiện những năm 90 khi hàng giả bắt đầu xâm nhập thị trường và tôi cho rằng không có sự trùng hợp đến vậy. Không một ai trong số những người Tạng mà tôi nói chuyện đã từng nghe về cái gọi là “hạt DZI thời đại chuyển tiếp” trước năm 90. Do đó, tôi nghĩ rằng bạn có thể tự tin nói mấy gã bán đá kia chỉ đang bán hàng giả để thu lợi nhuận thật.
Trang EBAY đặc biệt nhiều kẻ bán hàng giả mà họ gọi là hàng thật. Một vài loại hàng giả quá tinh xảo đến mức thậm chí một vài chuyên gia và thương buôn người Tây Tạng bị lừa. Một cách để phát hiện hàng giả là kính lúp hoặc thấu kính chất lượng tốt của những người làm nghề kim hoàn.
LỊCH SỬ
Rất khó để xác định chính xác thời kỳ xuất hiện đá DZI. Sai lầm thường mắc phải là khẳng định thời kỳ đó thuộc thế kỷ thứ 8. Sơ suất này bắt nguồn từ thông tin về thời gian trong quyển “Lịch sử các loại hạt” của Lois Sherr Dubin. Trong đó, đá DZI được đưa vào “Biểu Đồ Thời Gian” cũa những năm 700 sau Công Nguyên cùng với sự truyền bá Phật Pháp vào Tây Tạng. Tuy nhiên, nếu kiểm tra các thông số thì không xác định được thời gian thực sự. Do người Tây Tạng không bao giờ chấp nhận những vụ đào tìm để nghiên cứu khảo cổ tại Tây Tạng nên thời gian thực tế không thể có được. Giả thuyết được chấp nhận là do đá DZI liên hệ đến nền Phật Giáo Tây Tạng nên thời gian được xác định cùng thời điểm Phật Giáo được truyền bá.
Thực sự thì hầu hết người Tây Tạng đều biết rằng đá DZI là một phần truyền thống của Bon, tín ngưỡng có trước Phật Giáo tại đây, khoảng hơn 4000 ngàn năm trước và một vài hạt DZI cổ xưa nhất như Phum Dzi có khả năng xuất hiện trong thời gian này. Tôi đã được nghe kể rằng những tôn túc của Đạo Bon từng đính đá DZI lên lễ phục và khi họ mất, chũng cũng được hỏa táng theo trong lễ tang, phần tro được chôn đi. Đây chỉ là giả thuyết chưa thể được chứng minh nhưng nó có thể giúp giải thích tại sao các hạt DZI thường được tìm thấy trong đất và đa số chúng có những dấu vết, chẳng hạn vết cháy hoặc vết rạn nứt, do nhiệt độ hỏa táng có thể làm chúng vỡ ra.
Xin đừng nhầm lẫn với những vết tự nhiên trong hạt, chẳng hạn như mã não tuy cứng nhưng dễ vỡ hoặc do chủ ý. Khi nói chuyện với một người Tạng đến từ Lhasa, tôi được những vết trong hạt xuất hiện thường do chúng được dâng cúng hoặc chữa bệnh, một lí do nữa ít phổ biến hơn đó là chúng được dùng trong một phần của lễ chôn cất người chủ cũ. Do vậy, các vết nhỏ trong hạt không ảnh hưởng đến giá trị của hạn mà thực sự, chúng còn là dấu hiệu đáng mơ ước, đặc biệt nếu chúng ta muốn chữa bệnh do người ta tin rằng hạt có năng lượng, được lựa chọn cho một mục tiêu nhất định.
Đặc trưng hiếm có khác của đá DZI còn có Huyết Điểm hoặc Dấu Gân máu , xuất hiện do phản ứng ô-xit sắt với đá. Người Tạng gọi dấu hiệu này là Martik và đối với họ, điều này mang ý nghĩa lớn lao.
NĂNG LƯỢNG
Tìm hiểu về năng lực là một phạm trù rất rộng lớn và bản thân tôi không tin vào cái năng lực tâm linh Thần Thánh hay siêu nhiên nào theo kiểu mà người Tạng tin tưởng. Tuy nhiên, tôi luôn đeo chúng để hộ thân khi đi du lịch. Lí do là tôi tin vào năng lực của tâm.
Vật lý lượng tử chỉ ra rằng vũ trụ hiện diện theo cách chúng ta nhìn nhận theo sự tin tưởng và chính những điều chúng ta tin tưởng sẽ tác động đến các phân tử cũng như cách chúng tương tác với chúng ta.
Do đó, bản thân đá hàm chứa năng lượng đã tích tụ qua nhiều thế hệ và ngự trị trong từng phân tử, có thể đem lại ích lợi cho người nào mang chúng. Vậy nên đá càng lâu năm và càng nhiều người tin tưởng vào năng lực hộ thân của nó thì đá đó lại càng nhiều năng lượng mạnh mẽ. Hẳn đây là sự hài hòa của khoa học tự nhiên và niềm tin tâm linh. Còn loại đá được làm giả để trông cho cổ xưa có khi lại mang toàn năng lượng tiêu cực. Đây chỉ là giả thuyết và mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau tùy theo điều mà họ tin tưởng.
DZI ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?
Bí ẩn lớn nhất về đá DZI cổ và carnelian vân là làm thế nào chúng có được các dấu vân trên bề mặt mà không bị gãy hay vỡ.
Đá ca-xi-đôn, mã não và carnelian là một phần của dòng đá Silic vốn nhạy cảm với nhiệt độ, thứ có thể làm tổn thương đá. Kỹ thuật làm nóng mà không làm vỡ đá chỉ mới được khám phá gần đây với công nghệ hiện đại cho phép làm nóng đá trong môi trường chân không.
Do đá mã não có chứa lỗ li ti nên không khí và độ ẩm trong đá giãn nở khi được làm nóng và khiến đá vỡ. Trong môi trường chân không, không khí đã được hít ra ngoài hết và đá sẽ không vỡ khi được làm nóng. Công nghệ này không có mặt tại những vùng hẻo lánh của Tây Tạng trong vòng mấy trăm ngàn năm nay khiến cho bí ẩn về chúng vẫn chưa có lời giải đáp.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN HÀNG GIẢ MẠO?
Dấu hiệu rõ nhất của đá cổ là những vết tròn nhỏ tự nhiên xuất hiện trên bề mặt đá, lớn hay nhỏ tùy theo độ dày và niên đại của đá. Đá được chôn trong lòng đất một thời gian dài sẽ xuất hiện các dấu hiệu do nước ăn mòn và co giãn theo sự thay đổi của thời tiết.
Nhiều loại hàng giả ngày nay cũng có những dấu tròn, được chạm khắc nghệ thuật và nguyên tắc để phân định hàng cổ hay hàng mới làm là khảo sát các vết đó bằng kính lúp 10x.
Các vết trên đá cổ thường mòn, các góc cạnh đều tròn nhẵn, thường là do nhiều người đeo chúng trong hằng thiên niên kỷ. Còn những loại hàng mới làm thì các góc trên bề mặt sắc bén và được đánh bóng sau khi được làm cho cổ xưa để tạo hiệu ứng. Các khúc quanh của dấu vết cũng không nhẵn hoặc trơn và thường là thô. Rất nhiều loại hàng làm sau này được tạo hình hoàn hảo, trong khi hàng cổ thì trông tự nhiên hơn do đã được sử dụng trong thời gian dài, không thể giả tạo được.
Một vài loại mã não không thể hiện dấu vết cổ xưa này. Cấu trúc đá mã não rất dày và do đó, bề mặt ít mong manh và bị tác động hơn với việc đeo mang. Cũng vậy, nếu hạt đá không bị chôn mà luôn được đeo mang, không bị đặt trong môi trường thời tiết khắc nghiệt thì sẽ không thể hiện dấu ấn thời gian này.
Không chỉ có dòng đá Silic mới thể hiện những dấu hiệu thời gian này. Chẳng hạn như đá vôi Sarcen tại Avebury, Anh Quốc. Những khối đá này có niên đại 2500 năm trước Công Nguyên và những biến hóa của thời tiết đã tạo nên các dấu vân. Người ta nói rằng những dấu hiệu này do quá trình hóa thạch tạo nên. Điều này nghe chừng cũng có thể xảy ra nhưng sự khảo sát sâu về chúng lại không cho thấy bất kỳ dấu hiệu hóa thạch nào. Chúng quá giống với những dấu vân trên hạt đá nên tôi thực sự tin rằng chúng cũng được tạo nên từ thiên nhiên.
ĐÁ DZI NGUYÊN BẢN ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?
Nhiều người suy xét vì sao đá DZI nguyên bản lại có vân trong khi công nghệ hiện đại làm nóng hạt đá trong môi trường chân không vẫn chưa xuất hiện vào thời xưa.
Một giả thuyết hợp lý là đá được làm nóng tại vùng có địa hình cực kỳ cao so với mặt nước biển, nơi quá ít không khí để làm giãn nở đá. Do Tây Tạng là xứ sở cao nhất trên hành tinh nên giả thuyết này khá thuyết phục.
Tuy nhiên, nó không giải thích được về dấu vân của những loại đá carnelian thuộc nền văn hóa thung lũng Indus nên điều này không phải do độ cao. Dù sao thì với thị trường tràn ngập hàng nhái thì xem ra rất hiếm, nếu có, tất cả những hạt đá cổ và thời đại chuyển tiếp được làm cùng với cách thức này. Tôi cũng nghe nói người ta nén hạt đá trong đất sét rồi nung lên nhưng tôi không biết bao nhiêu khả năng điều này là đúng.
Quy trình tạo các dấu vên trên đá DZI rất thú vị
Sau khi được định hình, nó được bọc trong Natron, thường được gọi là hợp chất ca-bo-nat hy-drat na-tri và được đem nung khiến cho đá biến thành màu trắng. Khuôn cho mắt đá và các vân đá được thiết kế bởi sáp nóng và khi sáp nguội lại, hạt được ngâm trong nước đường hoặc dung dịch hoá chất trong vài ngày cho đến khi dung dịch thấm vào bề mặt của đá, chỗ có sáp. Đá được nung thêm một lần nữa, làm nóng chảy lượng đường trong đá và chuyển thành màu nâu quen thuộc của đá DZI. Kỹ thuật này có phần không thích hợp với với mã não do độ dầy của loại đá này khác nhau nhiều, đòi hỏi dung dịch nhiều hoặc ít hơn để thẩm thấu, khiến cho các dấu vân đậm nhạt khác nhau. Đây vẫn là vấn đề với các loại phiên bản nhái ngày nay. Các loại hóa chất khác cũng được sử dụng để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, đa số có thể nhìn thấy trên đá CHUNG DZI có vân với nhiều loại màu khác nhau. Một người chỉ nghiên cứu về kỹ thuật và nguyên liệu từng làm được loại đá như thế.
GIÁ TRỊ
Một trong những cách tốt nhất để biết bạn đang mua nhầm hàng giả là giá bán.
- Đá DZI THUẦN CHỦNG từ một đến chín mắt có giá từ $1.000 đến $250.000 hoặc hơn, tùy theo chất lượng và điều kiện.
- Vậy nên bất kỳ đá DZI nào mà bạn thấy trên Ebay, giá từ $10 đến một vài trăm USD là hàng giả, nhân tạo, có thể người bán biết hoặc không biết điều này. Họ là những kẻ buôn bán không có đạo đức hoặc những người quá thật thà trong kinh doanh!
CHUNG DZI hoặc đá DZI LOẠI 2 (loại có phẩm chất thấp hơn) thì nhiều hình dáng và kích thước, từ carnelian tự nhiên hoặc mã não có vân, cho đến hạt đá lớn với nhiều đường vân và hoa văn.
Chúng có RẤT NHIỀU KHOẢN GIÁ mặc dù bạn có thể tìm được một viên đá cổ đại thật mà đẹp, không tỳ vết với giá khoảng $40 hoặc rẻ hơn nếu bạn đến Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng hoặc bất kỳ đâu mà bạn biết mình sẽ tìm được chúng.
- Ý nghĩa của cá koi trong phong thủy (01-12-21)
- Hướng Dẫn 8 Cách chọn tranh phong thủy cho phòng khách (22-09-21)
- Giải Hạn và Cách Hóa Giải Sao Xấu Cho Gia Chủ Năm 2018 (26-06-18)
- Truyền thuyết tỳ hưu: Hòa Thân ôm mộng giàu hơn Vua (11-04-18)
- 3 Sản phẩm phong thủy mang lại bình an cát tường (10-04-18)
- Sản phẩm phong thủy đặt trong két sắt tài lộc (09-04-18)
- Cây phong thủy hợp tài vận với 12 con giáp (18-02-18)
- Thuyền buồm - Biểu tượng may mắn của doanh nhân (01-08-17)
- Quỷ linh nhi – KumanThong, huyền thoại bùa ngải Thái Lan (14-01-17)
- Tượng phong thủy dành cho người làm Kinh doanh (20-04-16)
- Đồng tiền ngũ đế mang lại may mắn gì? (17-03-16)
- Vật dụng may mắn nên có trong nhà dịp Tết (29-01-16)
- Chọn đá quý theo 12 cung hoàng đạo (20-01-16)
- Chơi đá Phong thủy… không phải là chuyện đùa (17-01-16)
- Thanh Long - linh vật hộ mệnh, hóa sát (22-10-10)
- Cách hóa giải hạn Tam Tai năm Ất Tỵ (02-02-25)
- Tuổi Tam Tai năm Ất Tỵ (2025) (28-01-25)
- Tam hợp trong năm Ất Tỵ (2025) (24-01-25)
- Dự đoán phong thủy năm Ất Tỵ (2025): Những điều cần biết để đón một năm may mắn (05-01-25)
- Người tuỗi Tỵ nên kiên gì trong năm ất tỵ 2025 (01-01-25)
- Cúng sao giải hạn là gì? (03-12-24)
- Khi tâm tin, vận may đến (30-11-24)
- Phong tục độc đáo trong ngày đầu năm mới của người Việt (28-11-24)
- Vì sao người ta lại mua cá lóc nướng vào ngày cúng ông Táo? (25-01-24)
- 6 loài hoa cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp (21-01-24)
- Giáp Thìn 2024 thuộc mệnh Hỏa, hãy thường xuyên dùng 4 màu này để mang tới năng lượng tích cực, phát tài cả năm (13-01-24)
- Mẹo phong thủy cho không gian trung tâm của ngôi nhà (03-04-22)
- Mẹo sử dụng phong thủy để chọn màu sơn cho ngôi nhà (01-03-22)
- Hướng dẫn bạn đọc xem phong thủy cơ bản cho nhà biệt thự liền kề (15-02-22)
- Cửu cung phi tinh 2022 Nhâm Dần (31-01-22)